Dùng thảm thực vật để xử lý nước thải là phương pháp đang được nhắc đến nhiều thời gian gần đây. Về cơ bản nó khá hiệu quả và điều quan trọng hơn cả là nó rất thân thiện với môi trường.
Trong toàn bộ quá trình thực hiện xử lý nước thải, thảm thực vật không có bất cứ một ảnh hưởng tiêu cực nào đến môi trường và hệ sinh thái xung quanh.Có rất nhiều loại thảm thực vật khác nhau, tùy tính chất nguồn nước thải mà người ta chọn các loại thực vật để làm thảm khác nhau.
Trong nội dung dưới đây, xin được ví dụ một số loại thảm thực vật phổ biến, dễ làm nhất.
1. Bèo tây
Với người dân Việt Nam, đặc biệt là những người sống ở khu vực nông thôn thì cây bèo tây không còn xa lạ gì. Vai trò của bèo tây trong xử lý nguồn nước ô nhiễm là: hấp thụ kim loại nặng, các chất bẩn khác trong nước sẽ được đồng hóa, phân giải. Thông thường chỉ cần thả thảm thực vật bèo tây trong vòng 24 giờ là đã thấy ngay được kết quả, nguồn nước được xử lý tuần tự như sau: 34kg Na, 22kg Ca, 17kg P,4kg Mn, 2.1kg Phenol, 98g Hg, 104g Al, 297g NaOH được bộ rễ của bèo tây hấp thụ, xử lý hiệu quả.
Nếu nuôi bèo tây trong thời gian nhất định, kẽm và phân giải Cyanua cũng sẽ được xử lý rất tốt.
Độ đục của nước có thể giảm đến 97,79% khi được xử lý với lục bình, COD giảm đến 66,10%, Nitơ giảm 64,36%, phosphat giảm 42,54%.
2. Tảo
Tảo thuộc dạng đơn bào, kích thước của tảo thậm chí còn nhỏ hơn cả một số loại vi khuẩn. Nó cũng tồn tại ở dạng đa bào (điển hình là rong biển).
Thường thì thảm thực vật tảo có khả năng hấp thụ các chất hữu cơ có hại (làm chất dinh dưỡng nuôi sống cơ thể) nên nó hay được nhìn thấy trong các nguồn nước thải. Lấy hợp chất hữu cơ làm nguồn sống nhưng bản thân nó lại là một loại sinh vật giàu protein và dinh dưỡng cao.
Theo các nhà khoa học, nếu biết kết hợp chức năng xử lý hợp chất hữu cơ và nuôi tảo để sử dụng như một thực phẩm giàu dinh dưỡng thì sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rất cao.
Ngay ở những điều kiện sống khắc nghiệt nhất, điển hình là nồng độ ô nhiễm quá cao, quá đậm đặc và phức tạp thì thảm thực vật tảo vẫn có thể tồn tại và phát triển.
Khi dùng tảo cho mục đích lọc nguồn nước ô nhiễm, nó cho hiệu quả lọc như sau: hàm lượng N, P vô cơ tồn tại trong nước được xử lý hiệu quả từ 18% đến 98%.
3. Cây rau dừa nước
Người ta cũng gọi rau dừa nước là rau dừa trâu, tùy từng nơi khác nhau.
Khi thả thảm thực vật rau dừa nước vào nguồn nước thải ô nhiễm (không cần phân tích nguồn chất gây ô nhiễm), nó có khả năng hấp thụ rất tốt các hợp chất hữu cơ.
Sau một thời gian nghiên cứu, các nhà khoa học đã có thông số cụ thể về các chất thải được xử lý như sau:
- NO3 bị loại bỏ đến 99.29%
- NH4+bị loại bỏ đến 94.40%
- DO bị loại bỏ đến 78.89%
- PO43 bị loại bỏ đến 89.36%
- COD bị loại bỏ đến COD
- SS bị loại bỏ đến 77.94%
- TS bị loại bỏ đến 61.36%
- BOD5 bị loại bỏ đến 68.44%
(Còn nữa)
Nguồn: Dùng thảm thực vật để xử lý nước thải (P1)